Sergei Vasilievich Rachmaninoff
Sergei Vasilievich Rachmaninoff

Sergei Vasilievich Rachmaninoff

Sergei Vasilievich Rachmaninoff (tiếng Nga: Сергей Васильевич Рахманинов; 1 tháng 4 năm 1873 tại Novgorod - 28 tháng 3 năm 1943 tại Beverly Hills) là nhà soạn nhạc người Nga, bậc thầy piano và nhạc trưởng vào cuối thời kỳ Lãng mạn. Một số tác phẩm của ông đã trở thành kinh điển trong giai đoạn âm nhạc Lãng mạn.Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, Rachmaninoff đước học piano từ khi lên bốn tuổi. Ông tốt nghiệp Nhạc viện Moscow năm 1892, lúc này ông đã sáng tác một số tác phẩm cho piano và dàn nhạc. Năm 1897, sau khi bản Giao hưởng số 1 của ông bị chỉ trích nặng nề, Rachmaninoff rơi vào trạng thái trầm cảm và sáng tác rất ít trong thời gian này. Bốn năm sau, việc trị liệu tâm lý thành công cho phép ông hoàn thành bản Concerto cho piano số 2 vào cuối năm 1901. Tác phẩm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng và mang lại tiếng tăm cho Rachmanioff. Đến nay, bản Concerto này vẫn được coi là đỉnh cao và là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Trong mười sáu năm tiếp theo, Rachmaninoff làm chỉ huy tại Nhà hát Bolshoi, rồi chuyển đến Dresden, Đức và lần đầu tiên lưu diễn ở Hoa Kỳ.Sau Cách mạng Nga năm 1917, Rachmaninoff và gia đình rời khỏi quê hương. Một năm sau, họ định cư ở Hoa Kỳ, đầu tiên là tại thành phố New York. Lúc này, nguồn thu nhập chính của ông đến từ các buổi biểu diễn piano. Lịch biểu diễn dày đặc khiến Rachmanioff ít có thời gian sáng tác hơn. Trong khoảng thời gian từ 1918 đến 1943, ông chỉ hoàn thành sáu tác phẩm, trong đó có Rhapsody dựa theo giai điệu của Paganini, Giao hưởng số 3Vũ điệu giao hưởng. Đến năm 1942, ông chuyển đến sống ở Hillsly Hills bang California do vấn đề sức khỏe. Rachmanioff qua đời vào cuối tháng 3 năm 1943 do bệnh ung thư hắc tố tiến triển, một tháng sau khi nhận được quốc tịch Mỹ.Ban đầu, các sáng tác của Rachmanioff chịu ảnh hưởng từ những nhà soạn nhạc Nga danh tiếng như Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov, Balakirev, Mussorgsky. Dần dần, tác phẩm của ông càng mang đậm dấu ấn cá nhân, nổi bật là giai điệu uyển chuyển, tính biểu cảm và màu sắc của dàn nhạc.[1] Nhà soạn nhạc thường sử dụng piano trong các tác phẩm của mình. Là một bậc thầy piano, Rachmanioff cũng khám phá và nâng tầm cho khả năng biểu cảm của nhạc cụ này.